Các mốc khám định kỳ quan trọng cho thai phụ?
Lần đầu tiên: Vào thời điểm sau khi biết có thai
Từ tuần 8 - tuần 9: thời điểm vàng để chẩn đoán ngày dự sanh chính xác, sai số + - 4 ngày.
Từ tuần 12 - 14 tuần 03 ngày: mốc khám thai quan trọng để bác sĩ đo độ dày da gáy và xác định một số dị tật bẩm sinh sớm (thoát vị rốn, khe hở thành bụng, thai vô sọ), xét nghiệm sàng lọc trước sinh (Double test)
Từ tuần 15 - tuần 20: Vào tuần thứ 15 của thai kỳ, mốc khám thai này có thể kiểm tra sự phát triển của con yêu một cách toàn diện. Các bác sĩ đã có thể xác định giới tính của thai nhi vào thời điểm này. Những thông số trên siêu âm cũng đồng thời giúp đánh giá xét nghiệm sàng lọc trước sinh (Triple test, nếu chưa kịp làm xét nghiệm Double test) và có thể phát hiện thêm những dị tật thai nhi mà những tuần trước đó chưa có biểu hiện.
Từ tuần 20 - tuần 24: Khám thai định kỳ vào tuần thứ 20 nhằm kiểm tra, siêu âm hình thái quan trọng nhất, giúp phát hiện hầu hết các bất thường hình thái thai. Thời điểm tiêm phòng uốn ván rốn ( VAT1, VAT2; VAT3 : tùy từng trường hợp cụ thể)
Từ tuần 21 - tuần 26: siêu âm hình thái quan trọng nhất, giúp phát hiện hầu hết các bất thường hình thái
Từ tuần 27 - tuần 28: Test tiểu đường thai kỳ thông qua xét nghiệm 75g đường
Từ tuần 30 - tuần 36: lần khám thai định kỳ này mẹ sẽ được kiểm tra ngôi thai, thai, đo động mạch rốn, động mạch não giữa, động mạch tử cung... để theo dõi những tiến triển sức khỏe thai nhi, phát hiện những dấu hiệu không tốt như suy thai...
Từ tuần 37 - tuần 38: Thai đã đủ tháng. lần này mẹ sẽ được kiểm tra kỹ tình hình thai nhi, xét nghiệm dịch âm đạo, dự đoán về cân nặng của thai nhi và dự định về phương pháp sinh, ngôi thai, tình trạng nhau thai....Các thông số của lần khám này được dùng để sử dụng khi mẹ nhập viện, chuẩn bị sinh.
Bài liên quan:
Mẹ bầu nên làm các xét nghiệm gì trong thai kỳ?